Cúng Dường

📚Trích Văn tập Liên Sinh Hoạt Phật số 81 - Chân Phật Nghi Quỹ Kinh

...

Hỏi: Thế nào là cúng dường, ý nghĩa chân thực của cúng dường là gì?

Đáp: Cúng dường [hoặc cung dưỡng] có ý nghĩa là đem những thứ như: Hương hoa, đèn sáng, ẩm thực, của cải cung cấp nuôi dưỡng Tam Bảo, nói cách khác là hành động tiến tài là “cúng”, những tư lương thu về gọi là “dưỡng”.

Cúng dường còn phân thành:

Những thứ như hương, hoa, đèn, trà, quả chính là Ngũ cúng. Vỏ ốc, trái cây, bột hương, đèn, đàn hương, hoa, nước tắm, nước uống chính là Bát cúng. Trong Mật giáo, kim cương hí, kim cương man, kim cương ca, kim cương vũ, kim cương hương, kim cương hoa, kim cương tỏa, kim cương đồ hương, đều tượng trưng cho cúng dường.

Mười loại cúng dường trong kinh Pháp Hoa là: 1. Hoa, 2. Hương, 3. Chuỗi ngọc, 4. Bột hương, 5. Phấn thơm. 6. Hương đốt, 7. Ô lọng, cờ phướn, 8. Y phục, 9. Kĩ nhạc, 10. Chắp tay.

Cúng dường cũng có tới 37 món cúng.

Liên Sinh Thánh Tôn biết có một hội cúng bí mật, là dùng kim cương bảo quán và hoa man để cúng dường, đối tượng cúng dường là Đại Nhật Như Lai, chính là một trong cửu hội mandala Kim Cương Giới, nghi thức cúng dường này vô cùng thần thánh và bí mật.

Ý nghĩa chân thực của cúng dường, đối với bề trên thì có ý nghĩa của sự thân thiết, phụng sự, tôn kính, đối với bề dưới mang hàm ý đồng cảm, thương xót, bảo vệ. Còn ý nghĩa sâu nhất của cúng dường là để độ hóa lòng tham lam keo kiệt, độ hóa tham lam là ý nghĩa thật sự của cúng dường.


Hỏi: Bát cúng ở trên đàn thành, khi tu pháp cúng dường phải làm như thế nào?

Đáp: Sau khi bố trí Bát cúng xong, mỗi lần tu pháp phải đổi trái cây mới, phải thắp đèn, phải thay nước tắm, thay nước uống, lư hương phải thắp hương. Còn các cúng phẩm khác khi nào muốn thay thì thay cũng được.


Nghi quỹ cúng dường như sau: (pháp đơn giản)

Hành giả kết ấn cúng dường.

Quán tưởng trong vũ trụ núi Tu Di ở chính giữa, bốn cõi trời đông tây nam bắc ở xung quanh núi Tu Di, và phía đông tây của núi Tu Di có nhật nguyệt.

Tiếp theo quán tưởng cúng phẩm biến hóa, từ một điểm biến thành một hàng, một mặt phẳng, đến khi đầy ắp cả núi Tu Di và bốn cõi trời đông tây nam bắc.

Sau đó quán tưởng tất cả vàng bạc châu báu toàn bộ đều hiến dâng lên chư Tôn.

Niệm bài kệ cúng dường:

Tu Di tứ châu cùng nhật nguyệt

Hóa chư trân bảo cúng dường Phật

Chủng chủng trân kì chư công đức

Tiêu nghiệp tốc tốc chứng bồ đề.

Chú gia trì cúng dường Phạn ngữ:

Om Sarva Tathagata Idam Guru Ratna Mandala Kham Nirya Tayami.

Giải ấn.

Cát tường viên mãn.


Hỏi: Học pháp cúng dường có lợi ích gì?

Đáp: Con người thế gian nếu muốn có được phúc báo lớn nhất thì phải cúng dường Thượng sư, Tam Bảo, Kim Cang, Hộ Pháp. Bởi vì việc cúng dường này biểu thị lòng thành kính của hành giả, cung kính Tam Bảo vô thượng, như vậy có thể có được lực gia hộ của Thượng sư và Tam Bảo mà đắc được phúc báo vô cùng.

Liên Sinh Thánh Tôn còn nói: Nếu một người muốn có được phúc báo lớn nhất của nhân gian, ví dụ kiếp sau trở thành Quốc vương của nhân gian, hoặc là gia đình giàu có nhất, chỉ cần tu trì mỗi pháp Chân Phật Đại Cúng Dường là có thể có được phúc báo vô cùng.

Muốn hiểu rõ pháp Chân Phật Đại Cúng Dường này có thể tham khảo cuốn sách “Chân Phật - Mật trong Mật”, trang 22.

Muốn hiểu rõ khẩu quyết Đại Cúng Dường có thể tham khảo cuốn sách “Chân Phật - Pháp trong Pháp”, trang 16.

Muốn loại trừ oan thân trái chủ, có thể dùng “Chân Phật mễ cúng pháp thí quán”, có thể tham khảo cuốn “Mật Tạng - Kì trong kì”, trang 162.


Hỏi: Vì sao phải cúng dường hương, hoa, đèn, v.v… Hương, hoa, đèn có hàm nghĩa đặc biệt sao?

Đáp: Chúng có hàm nghĩa đặc biệt, bất kì cúng phẩm nào cũng có hàm nghĩa, tôi lấy ví dụ ba bài kệ sau:

Hương trừ được dơ bẩn

Khói như mây sinh ra

Mây sáng mang mưa pháp

Mãi tưới đẫm chúng sinh.

Hàm nghĩa của việc thắp hương cúng dường chính là sự sinh sôi phồn thịnh.

Mùa xuân cỏ cây mọc

Trăm hoa nảy chồi non

Tay cầm hoa cúng dường

Cõi Phật đầy thất bảo.

Hàm nghĩa của cầm hoa cúng dường hoàn toàn không phải nói về sắc, mà là quả đức viên mãn.

Bồ Tát tu minh huệ

An trụ hạnh Đại thừa

Để trừ bỏ phiền não

Cháy mãi đèn trí huệ.

Cầm đèn cúng dường chính là ánh sáng trí huệ mãi mãi phổ chiếu, sự pháp và lí pháp tương ứng. Cầm đèn cúng dường chính là quang minh hiển hiện.

……….


Hỏi: Vì sao cần cúng dường Kim Cương Thượng Sư?

Đáp: Kim cương Thượng sư là Sư Phụ truyền thụ Phật pháp Kim cương thừa, và Kim Cương Thượng Sư chắc chắn đã được nhận quán đảnh truyền pháp Acharya thì mới có thể đảm nhiệm được. Đại bộ phận phân thành bốn cấp:

Và một bậc Kim Cương Thượng Sư chân chính đối với chúng sinh có ba căn cơ: Thượng, trung, hạ đều có thể che chở hết, hiểu rõ giáo lí nội ngoại.

Vì một bậc Kim cương Thượng sư là tổng nhiếp Tam Bảo, do đó lấy việc gánh vác sự nghiệp Như Lai là sự nghiệp cả đời, nên cúng dường Tam Bảo vì thế cũng nên cúng dường Kim Cương Thượng Sư.


Hỏi: Chúng ta cúng dường Kim Cương Thượng Sư như thế nào?

Đáp: Trong cuốn “Sự sư pháp ngũ thập tụng” đã viết rất rõ ràng, tôi lấy một số ví dụ như sau:

Điều thứ 16:

"Luôn hướng đến Thầy ta, phụng sự và cúng dường, giữ tấm lòng kính trọng, chướng ngại ắt tiêu trừ."

Tận tâm cúng dường Thầy, tôn trọng Thầy, nhờ vào sự gia trì của Thầy, từ đó có thể diệt trừ chướng ngại, phiền não.

Điều thứ 17:

"Quay tâm dựa vào Thầy, hỉ xả và lạc hạnh, thân này còn đem cúng, tiền tài lại màng chi."

Sinh mệnh của mình còn có thể hi sinh, nói gì đến tiền tài, người thích bố thí hỉ xả sẽ có được phúc báo.

Điều thứ 20:

"Những gì yêu quý nhất, đồ trân quý cực kì, cầu bồ đề vô tận, ta thành tâm cống hiến."

Thượng Sư cũng chính là đại diện, bao gồm toàn thể Tam Bảo. Cần đem mọi thứ tốt nhất để phụng sự Thầy, sẽ có được vô lượng vô biên công đức.

Điều thứ 21:

"Phụng sự Phật và Thầy, ý niệm lành tăng trưởng, Thầy là ruộng phước tối thắng, ta chóng chứng Bồ Đề."

Cúng dường Thầy, cúng dường Phật. Các Ngài là ruộng phước tốt đẹp nhất, từ đó sẽ nhanh chóng sẽ chứng được quả vị Bồ Đề.


Hỏi: Căn bản Thượng sư của Chân Phật Tông, Liên Sinh Kim Cương Thượng Sư, là Đại Trì Minh Kim Cương Acharya phải không?

Đáp: Là Bậc Đại Trì Minh Kim cương Acharya chân chính.

Bởi vì Chân Phật Mật Pháp là nghi quỹ Mật pháp sự tướng chân chính.

Bởi vì Phật pháp lí tướng đều sáng tỏ tại tâm.

Bởi vì sự pháp, lí pháp đều thông hiểu tỏ tường và đắc đại trí huệ.

Bởi vì Liên Sinh Kim Cương Thượng Sư có trí huệ vô thượng, trí huệ bát nhã, minh tâm kiến tánh, tự chủ sinh tử.

Ngọn nguồn khai ngộ:

Đại Nhật Như Lai — Phật Nhãn Phật Mẫu — Liên Hoa Đồng Tử — Liên Sinh Kim Cương Thượng Sư.

Được:

A Di Đà Phật ủy thác.

Thích Ca Mâu Ni Phật thọ kí.

Di Lặc Bồ Tát đội hồng quán.

Liên Hoa Sinh Đại Sĩ dạy Mật pháp.

Có cõi thành tựu chân thực — Ma Ha Song Liên Trì.


Hỏi: Vì sao Liên Sinh Kim Cương Thượng Sư cũng lại là Đại Phúc Kim Cang?

Đáp: Liên Sinh Thánh Tôn từng tu lục độ vạn hạnh, có đầy đủ mọi phúc đức, có thể hiển hiện pháp thân tại Ma Ha Song Liên Trì và trở thành Đại Phúc Vương phúc đức trang nghiêm, Liên Hoa Đồng Tử là Đại Bồ Tát làm lợi ích cho người khác. Vì thế, Liên Sinh Kim Cương Thượng Sư có đầy đủ ba loại phúc nghiệp:

1. Thí phúc nghiệp — Bố thí cho người nghèo, nhờ bố thí mà được phúc xuất thế gian.

2. Bình đẳng phúc — Lấy tâm từ bi bình đẳng yêu thương che chở tất cả chúng sinh.

3. Tư duy phúc — Dùng tư duy mà biết được nhân duyên được mất lớn nhỏ, có được phúc xuất ly vô thượng.

Vì có đầy đủ ba đại phúc này, cho nên Liên Sinh Kim Cương Thượng Sư có biệt hiệu là Đại Phúc Kim Cang, Đại Phúc Kim Cang có thể khiến chúng sinh có được phúc lợi. Ai được Liên Sinh Kim cương Thượng sư gia trì thì đều có thể có được phúc phần.

Cúng dường Liên Sinh Kim Cương Thượng Sư (Đại Phúc Kim Cang) sẽ có thể nhận được mọi phúc báo.


Hỏi: Cúng dường Liên Sinh Kim Cương Thượng Sư sẽ có được phúc phần và phúc báo ra sao?

Đáp: Cúng dường Liên Sinh Kim Cương Thượng Sư tương đương với cúng dường vô lượng vô tận Phật, Bồ Tát, Chư Tôn, chính là sự cúng dường quảng đại vô biên, nhờ công đức cúng dường ấy mà thu được vô lượng phúc, tùy ý muốn mà có thể có được vô lượng tài phúc, đồng thời đời đời kiếp kiếp đầy đủ sung túc, hơn nữa thường sống ở nơi có chư Phật. Nếu biết trân trọng điều may mắn ấy mà bố thí tu hành thì có thể được hóa sinh từ hoa sen, đắc lục thông, có trăm triệu phân thân, cứu tế chúng sinh hữu tình, đời hiện tại có thể có được phúc báo, khi vãng sinh có thể đến Tịnh thổ Ma Ha Song Liên Trì.


Hỏi: Thế nào là hội cúng pháp?

Đáp: Hội cúng thật ra là tụ họp lại cùng tu cúng dường, tập hợp mọi người lại để tu pháp cúng dường thì gọi là hội cúng.


Hỏi: Đại lễ bái có được xem là cúng dường Thượng sư không?

Đáp: Chắp tay chính là cúng dường, cho nên đại lễ bái chính là cúng dường.

Hành giả Chân Phật chúng ta lễ bái Căn bản Thượng sư hoặc lễ bái đàn thành, hai tay chắp lại ở đỉnh đầu, đầu tiên chạm vào thiên tâm, quán tưởng ánh sáng trắng chiếu đến thiên tâm (ý thanh tịnh); tay lại chạm vào họng, quán tưởng ánh sáng đỏ chiếu đến họng (khẩu thanh tịnh); tay lại chạm vào vùng tim, quán tưởng ánh sáng lam chiếu vào vùng tim (thân thanh tịnh).

Thân - khẩu - ý thanh tịnh này chính là đem thân - khẩu - ý cúng dường Thượng Sư Tam Bảo. Làm đại lễ bái như vậy thì tự nhiên sẽ là cúng dường.

Kinh Minh Đăng nói:

”Này thiện nam tử, công đức của việc lễ bái từng lỗ chân lông trên người Thượng Sư lớn hơn nhiều so với công đức lễ kính thân - khẩu - ý kim cương của thập phương Bạc Già Phạm (Phạn ngữ Bhagavan – Thế Tôn) Phật.”

Vì sao?

Bởi vì bồ đề tâm của Thượng Sư chính là trung tâm trí huệ vô thượng của tất cả Phật đó!

Cúng dường Thượng Sư thật ra vẫn còn có rất nhiều phương pháp, ngoài dùng thân thể để làm đại lễ bái ra thì còn có đi nhiễu niệm Phật, giúp đỡ việc viết sách, may vá tăng y, để cho Thượng Sư sai phái, lấy cơm rót trà, quét sàn lau bàn… Dùng miệng cầu nguyện và ca ngợi Ngài. Bồi dưỡng lòng trung thành, tôn kính và tri kiến thuần tịnh.


Hỏi: Chúng ta làm lễ đại lễ bái với Thượng sư thì có công đức gì?

Đáp: Dùng tâm kính cẩn làm đại lễ bái có thể có được mười lợi ích sau:

1. Diện mạo đẹp đẽ.

2. Khí sắc hồng hào.

3. Giọng nói to khỏe.

4. Thu phục đồng nghiệp.

5. Trời, người yêu mến.

6. Thánh nhân bầu bạn.

7. Khỏe mạnh sống lâu.

8. Giàu có một phương.

9. Đầu thai cao quý.

10. Giải thoát tự tại.


Hỏi: Ý nghĩa của việc làm đại lễ bái với Căn bản Thượng sư nằm ở đâu?

Đáp: Hoàn toàn tín phục Phật pháp, hoàn toàn tín phục Căn bản Thượng sư, đã loại bỏ ngạo mạn và chấp ngã, đã bắt đầu kết hợp Phật pháp vào tu hành.

Hành giả Chân Phật đã dâng hiến thân - khẩu - ý của mình rồi.


Om Guru Lian-Sheng Siddhi Hum


Nguồn: True Buddha School

Nguồn biên dịch: chanphat.org