Pháp Quán Âm Đàn Thành

Liên Sinh Hoạt Phật truyền thụ Pháp Quan Âm thân đàn thành tránh tai nạn

Bây giờ tôi sẽ trình bày nghi quỹ của pháp Chân Phật Tông Quan Âm thân đàn thành tránh tai nạn như sau:

Đầu tiên kết thủ ấn Quan Thế Âm Bồ Tát:

1. Hành giả quán tưởng tóc của mình tập trung lại, hóa thành Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát, đứng ở vị trí trên cao nhất của đàn thành.

2. Quán tưởng da trên toàn thân hóa thành bảo cái [ô, lọng] của đàn thành.

3. Quán tưởng mắt thành minh châu, kim cương nạm trên bảo cái.

4. Quán tưởng mũi thành đá quý nạm trên tầng bảo cái thứ hai.

5. Quán tưởng răng thành chuỗi ngọc, treo trên tầng bảo cái thứ ba.

6. Quán tưởng hai tai hóa thành một cặp cờ phướn, trên đó viết chữ Phạn “Om Mani Padme Hum”, treo ở hai bên của bảo cái. (Hoặc viết tâm chú của Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát.)

7. Lại quán tưởng tầng thấp nhất là lòng bàn chân của hành giả hóa thành phong luân [bánh xe gió] (màu lam).

8. Mật luân [luân xa bí mật] của hành giả hóa thành hỏa luân [bánh xe lửa] (màu đỏ), ở trên phong luân.

9. Tề luân [luân xa rốn] của hành giả hóa thành thủy luân [bánh xe nước] (màu lục), ở trên hỏa luân.

10. Tâm luân [luân xa tim] của hành giả hóa thành thổ luân [bánh xe đất] (màu vàng), ở trên thủy luân.

11. Xương sống của hành giả hóa thành núi Tu Di (màu cà phê), ở trên thổ luân.

12. Bản thân hành giả ngồi trên núi Tu Di, lỗ chân lông toàn thân tỏa ra ánh sáng vàng kim. Trì tâm chú Quan Thế Âm Bồ Tát (hoặc chú đại bi của Thiên Thủ Thiên Nhãn). Trì chú 108 biến hoặc 1080 biến.

12. Nhập thiền định.

Cứ mỗi nửa tháng tu pháp này một lần thì sẽ không có tai nạn, bất kì bùa chú giáng đầu nào cũng đều phá trừ được. Pháp này là thân cúng dường, phải theo thứ tự quán tưởng rõ ràng, như vậy có thể tránh được mọi tai họa. Ví dụ bệnh tật, tai nạn bất ngờ, ma nạn, tai họa do con người gây ra, thiên tai, tất cả hung họa tai vạ bất ngờ đều có thể tiêu diệt. Có được sự bảo vệ che chở của Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ bi.

 Mật pháp này là biệt pháp chỉ riêng Chân Phật Tông mới có.

Nguồn gốc của pháp này là trong lúc tôi tiến hành đại bi bảo sám, trong sát-na nhập vào thiền định rất sâu, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm Bồ Tát hiển hiện, đích thân khẩu truyền cho tôi pháp này, tổng cộng Ngài giảng ba lần thì tôi mới ghi nhớ được.

Sau khi ra khỏi thiền định, tôi lại giảng giải cho các đệ tử nghe.

Do vậy, truyền thừa của pháp này là:

Quan Thế Âm Bồ Tát → Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn → Các đệ tử Chân Phật Tông.

Là Bồ Tát trực tiếp truyền cho tôi.

Tôi nói với mọi người, người phàm tục tu pháp này nhất định phải quy y, nhận quán đảnh mới có thể tu.


Nguồn: Chân Phật Tông

Nguồn biên dịch: chanphat.org