Phổ Hiền Bồ Tát

Giới thiệu pháp tướng Phổ Hiền Bồ Tát

Phổ Hiền Bồ Tát đầu đội mũ miện, thân màu vàng kim, tay phải cầm hoa sen hoặc gậy như ý, tay trái kết ấn ban nguyện. Hoặc Phổ Hiền Bồ Tát đầu đội mũ Ngũ Phật, thân màu vàng kim, tay kết ấn hoặc cầm chày kim cang, ngồi bán già trên lưng voi trắng sáu ngà (sáu ngà đại diện cho ý nghĩa lục độ).

Liên Sinh Hoạt Phật Lư Thắng Ngạn khai thị về lai lịch vĩ đại của Phổ Hiền Bồ Tát và khẩu quyết tu pháp

Phổ Hiền Bồ Tát là Bồ Tát Đại Hạnh cưỡi voi trắng sáu ngà, là Pháp Vương Tử chuyển kiếp qua các đời, có Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm truyền đời. Phổ Hiền dùng nhĩ thức: Tùy niệm phân biệt, phát trí huệ quang, phổ chiếu quần sinh, đắc đại tự tại, là một vị đại Bồ Tát viên thông số một, cũng là một trong số 8 đại Bồ Tát.

Trong Đông mật, Phổ Hiền Bồ Tát là tâm tử của Tỳ Lô Giá Na Phật Đại Nhật Như Lai, cũng chính là Pháp Vương Tử. Kim Cang Tát Đỏa là Pháp Vương Tử của Ngũ Phật, Phổ Hiền Bồ Tát cũng là Pháp Vương Tử của Ngũ Phật. Trong Hiển giáo, Ngài là Phổ Hiền Bồ Tát, còn trong Mật giáo Ngài là Kim Cang Tát Đỏa, Kim Cang Tâm Bồ Tát, Kim Cang Thủ Bồ Tát, là một vị vô cùng vĩ đại. Tất cả Kim Cang Thần chính là từ chỗ của Phổ Hiền Bồ Tát hóa sinh mà ra.

Hoa Nghiêm Tam Tôn là Thích Ca Mâu Ni Phật, còn có Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát, hai vị đại Bồ Tát này là thị giả của Thích Ca Mâu Ni Phật. Văn Thù Bồ Tát nắm giữ cánh cửa trí huệ, Phổ Hiền Bồ Tát nắm giữ cánh cửa lí trí.

Kim Cang Tát Đỏa và Phổ Hiền Bồ Tát là đồng thể dị danh. Bởi vì Phổ Hiền đến nhận quán đảnh từ Đại Nhật Như Lai, hai tay đều cầm chày kim cang của Ngũ Trí. Về sau, hễ là truyền thụ Acharya của Mật pháp, nhận quán đảnh làm Thượng Sư, thành tựu ngũ tướng thì gọi là hóa thân của Kim Cang Tát Đỏa.

Kim Cang Tát Đỏa ở trong Kim Cương Giới là Kim Cang Tát Đỏa trong số 16 Bồ Tát. Vị Tổ thứ nhất của Chân Ngôn Tông Nhật Bản là Đại Nhật Như Lai, vị Tổ thứ hai chính là Kim Cang Tát Đỏa.

Khi tu pháp Phổ Hiền Bồ Tát, đầu tiên kết thủ ấn, sau đó quán tưởng Phổ Hiền Bồ Tát, nhưng phải nhớ hình tượng quán tưởng là Phổ Hiền Bồ Tát của Mật giáo, tức là hai tay của Ngài đều cầm chày kim cang bởi vì Ngài đã nhận quán đảnh của Tỳ Lô Giá Na Phật. Trong Mật giáo có Phổ Hiền Bồ Tát hai tay đều cầm chày kim cang, làm quán tưởng Phổ Hiền Bồ Tát như vậy.

Trong Hiển giáo, pháp tướng của Phổ Hiền Bồ Tát là đầu đội mũ Ngũ Phật, thân màu vàng kim, tay phải cầm hoa sen hoặc gậy như ý, tay trái kết ấn ban nguyện, ngồi bán già trên lưng voi trắng sáu ngà. Mỗi ngày một tu pháp niệm tụng của Phổ Hiền Bồ Tát thì tất cả nghiệp chướng đều sẽ bị đẩy lùi, có đầy đủ mọi công đức, vãng sinh Tịnh thổ Cực Lạc thế giới của A Di Đà Phật.

Phổ Hiền Bồ Tát là Kim Cang Tát Đỏa của Mật giáo, đều là Pháp chủ của Hiển-Mật, lấy đức phát bồ đề tâm làm chuẩn mực của tam thế thập phương Phật Bồ Tát. Cho nên A Di Đà Phật cũng là Pháp chủ.

Mười đại nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát là Đại Nguyện Vương, mười đại nguyện này tất cả Phật tử đều tôn sùng.

Nguyện thứ nhất: Lễ kính chư Phật — Kính lễ tất cả các vị Phật.

Nguyện thứ hai: Xưng tán Như Lai — Tán dương tất cả Như Lai, tán dương các vị đến cảnh giới tối cao, là các bậc chí tôn, là Như Lai, là nơi nương dựa của mọi chúng sinh.

Nguyện thứ ba: Quảng tu cúng dường — Tu cúng dường nhiều và rộng rãi, pháp đại cúng dường mandala, cúng dường là việc nhất định phải làm.

Nguyện thứ tư: Sám hối nghiệp chướng — Mỗi ngày chúng ta cần sám hối nghiệp chướng của chính mình, bản thân đã phạm vào nghiệp gì tự mình biết, bạn nhất định phải sám hối nghiệp chướng đã phạm phải ngày hôm nay.

Nguyện thứ năm: Tùy hỉ công đức — Bạn nhìn thấy người ta đang làm công đức, đang làm bố thí, bạn phải vui mừng và tham gia cùng họ mới là đúng.

Nguyện thứ sáu: Thỉnh chuyển pháp luân — Ý nghĩa của điều này là người biết thuyết pháp, hoặc người tu pháp rất tốt, họ có chính pháp thì phải mời họ chuyển bánh xe chính pháp, mời chuyển pháp luân, mời họ thuyết pháp, quảng độ chúng sinh.

Nguyện thứ bảy: Thỉnh Phật trụ thế — Thỉnh Phật trụ tại thế gian này, chúng ta phải thường xuyên làm thỉnh Phật trụ thế.

Nguyện thứ tám: Thường theo Phật học — Cùng theo đồng môn học Phật, mọi người cùng học Phật, không thể tu một ngày dừng ba ngày, hoặc vào ngày nghỉ thì không tu nữa, như thế không được. Hoặc bản thân một tháng mới tu một lần, hoặc là một tuần lễ mới tu một lần, hoặc là ba ngày mới tu một lần đều không được.

Nguyện thứ chín: Hằng thuận chúng sinh — Rất quan trọng, phải thuận theo chúng sinh, gọi là tạo sự thuận tiện. Một câu nói “hằng thuận chúng sinh” này có kiến thức rất lớn ở trong đó.

Nguyện thứ mười: Hồi hướng đều khắp — Điểm này rất quan trọng, bạn làm những việc này phải tập trung thành một dòng pháp lưu chảy đến Tây phương Cực Lạc thế giới tịnh thổ.

Tịnh thổ của Phổ Hiền Bồ Tát cũng là tịnh thổ của A Di Đà Phật. Mười đại nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát vĩnh viễn không dừng lại, cho dù nghiệp chúng sinh đã hết, phiền não của chúng sinh đã hết thì Thập Đại Nguyện Vương vẫn không cùng tận. Cho nên bất kể là trên thế gian có người hay không có người, Phổ Hiền Bồ Tát vĩnh viễn tồn tại mười đại nguyện vọng này ở trong toàn bộ hư không.

Bí Tạng Kí của đại sư Hoằng Pháp người Nhật Bản giải thích Tây Phương Cực Lạc thế giới Tịnh thổ chính là Mật Nghiêm Quốc Thổ. Còn Phổ Hiền Bồ Tát là chủ bí mật của tất cả Hiển-Mật, lấy nguyện lực của Ngài làm tam thế tất cả chư Phật, nguyện vãng sinh Tây Phương Tịnh thổ và chứng Bồ Đề. Cho nên, đối với vãng sinh Tây Phương thì Hiển-Mật đều giống nhau.

Tịnh độ tông là một phái của Phật giáo, lấy Phổ Hiền Bồ Tát làm Sơ Tổ, mục đích chính nằm ở việc niệm Phật vãng sinh.

Trung Quốc có bốn ngọn núi nổi tiếng: Ngũ Đài Sơn là đạo tràng của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, cũng gọi là Thanh Lương Sơn; Phổ Đà Sơn là đạo tràng của Quan Thế Âm Bồ Tát; Cửu Hoa Sơn là đạo tràng của Địa Tạng Vương Bồ Tát, Nga Mi Sơn là đạo tràng của Phổ Hiền Bồ Tát.

Phổ Hiền Bồ Tát cũng có bài kệ “Phổ Hiền cảnh giác chúng sinh” truyền đời, cực kì nổi tiếng:

Một ngày trôi qua, mệnh cũng giảm bớt, như cá thiếu nước, có gì là vui? Mọi người! Cần siêng tinh tấn, như cứu đầu cháy, phải nhớ vô thường, đừng nên lười nhác.”

Tán dương Phổ Hiền Bồ Tát: “Đại Bồ Tát, đại trang nghiêm, đại công đức, đại cụ túc, đại tương ứng, đại liên hoa, đại uy lực, đại thủ hộ, đại thành tựu, đại thọ kí.


Nguồn: Chân Phật Tông

Nguồn biên dịch: chanphat.org