Nhất Kế Phật Mẫu là hóa thân của A Đạt Nhĩ Mã Phật Adharma - Phổ Hiền Vương Như Lai (Bản Sơ Phật Samantabhadra). Hình tượng của Ngài tương đối đặc biệt, một búi tóc, một con mắt, một chiếc răng, một bầu vú, tay phải của Ngài cầm gậy xác chết, tức là cầm thi thể của một con người làm thành gậy pháp, tay trái cầm một quả tim, chúng ta gọi là tim ma, hoặc tim sói.
Một búi tóc đại diện cho Bản Sơ Phật tối vô thượng đỉnh.
Một con mắt đại diện cho một trí huệ - trí huệ viên mãn.
Một trí huệ đại diện cho trí huệ vô sinh.
Một chiếc răng đại diện cho sự thanh tịnh hoàn toàn, bởi vì một chiếc răng của Ngài sẽ nhai nát tất cả những thứ bất hảo như tham, sân, si, nghi, mạn.
Một bầu vú đại diện cho bốn loại sự nghiệp tức - tăng - hoài - tru, ban phúc gia trì chúng sinh không phân biệt, đối xử bình đẳng.
Nhất Kế Phật Mẫu Ekajati, Kurukulle Phật Mẫu, Rahula là ba vị Hộ pháp đặc biệt của Hồng giáo (Nyingma). Tạng mật xếp thêm Hộ Pháp Kim Cang Thiện Tai Vajrasadhu.
Điều đặc biệt là Nhất Kế Phật Mẫu cũng là Bổn tôn của Liễu Minh Hòa Thượng.
Nhất Kế Phật Mẫu là vị Phật Mẫu rất vĩ đại, bản thân Ngài chính là hóa thân của A Đạt Nhĩ Mã Phật, cũng chính là hóa thân của Bản Sơ Phật, vì thế Ngài là vị Phật Mẫu lớn nhất. Ngoài ra còn có hai vị cũng rất lớn, một là Bát Nhã Phật Mẫu, hai là Phật Nhãn Phật Mẫu. Nhưng Nhất Kế Phật Mẫu vẫn là Phật Mẫu lớn nhất.
Chủng tử tự của Nhất Kế Phật Mẫu là chữ “Rang”, chữ “Rang” có ý nghĩ là lửa, chú ngữ của Ngài là “Ôm A-sung-ma Hùm Pây” [Om Asongma Hum Pei]. Chú ngữ này là trực tiếp xưng tên của Nhất Kế Phật Mẫu. “Asongma” có nghĩa là Nhất Kế, còn “Hum Pei” thì thuộc về hàng phục, “Om” tức là vũ trụ. Ngoài ra còn có một câu chú nữa là: “Ôm I-Chi Rang Yang Khang Hùm” [Om Yiji Ram Yam Kham Hum].
Khi tu pháp này, chỉ cần quán tưởng trong tâm luân của A Đạt Nhĩ Mã Phật có chữ “Rang”, từ trong chữ “Rang” chuyển hóa thành Nhất Kế Phật Mẫu, sự chuyển hóa như thế này cũng là tam đoạn pháp sinh. Nhất Kế Phật Mẫu đặc biệt khác biệt, chính là từ A Đạt Nhĩ Mã Phật chuyển hóa ra là được.
Chú ngữ của Nhất Kế Phật Mẫu là “Ôm A-sung-ma Hùm Pây”. Niệm tên của Ngài, trì chú của Ngài, tu pháp hàng phục của Ngài, về bên trong có thể hàng phục tham - sân - si - nghi - mạn của chính mình, và tất cả chướng ngại, tập khí bất hảo đều được tiêu trừ sạch sẽ. Về bên ngoài, hễ ma đến trước mặt Ngài thì sẽ biến thành rất nhỏ. Chiếc răng của Ngài có hình tam giác, sẽ đặt ma trên cái đầu nhọn của hình tam giác đó, “rắc” một cái, ma sẽ như con kiến bị nhai nát, cho nên có thể hàng ma.
Vị này chủ yếu là hàng phục. Có thể quán tưởng đặt nghiệp chướng hoặc kẻ địch của bạn ở bên dưới góc nhọn của chiếc răng hình tam giác của Nhất Kế Phật Mẫu, “rắc” một cái, thế là tan biến hết, bốc hơi khỏi nhân gian. Nhưng pháp này không thể tu bừa bãi đâu. Nếu nói về con người thì không được tu, còn đối với nghiệp chướng tham - sân - si - nghi - mạn, những thói quen xấu và tất cả nghiệp chướng, thì cần đặt ở dưới chiếc răng hình tam giác, hàng phục chính mình, “rắc” một cái, “trả lại sự thanh tịnh cho ta”, đây cũng là pháp sám hối.
“Trả lại sự thanh tịnh cho ta”, một ngọn đèn có thể xua tan bóng tối nghìn năm, chính là phúc báo lớn nhất.
“Trả lại sự thanh tịnh cho ta”, một trí huệ có thể diệt ngu muội vạn năm, chính là trí huệ lớn nhất.
“Trả lại sự thanh tịnh cho ta” chính là tiêu tai lớn nhất.
“Trả lại sự thanh tịnh cho ta” chính là kính ái lớn nhất.
“Trả lại sự thanh tịnh cho ta” chính là hàng phục lớn nhất.
Chỉ cần bạn hàng phục được tất cả nghiệp chướng của mình, trả lại cho bạn sự thanh tịnh của mình, đương nhiên, phúc phần của bạn sẽ gia tăng, trí huệ của bạn cũng gia tăng, tất cả mọi thứ của bạn đều thanh tịnh viên mãn, chính là kính ái. Tất cả thanh tịnh rồi, kẻ thù cũng sẽ rút lui.
Nhất Kế Phật Mẫu chính là trí huệ của Như Lai, là trí huệ đại viên mãn. Trí huệ đại viên mãn chỉ có một. Chữ “nhất” đại diện cho “vô sinh”. Thủ ấn của Ngài là giơ một ngón tay lên, cái này đại diện cho Nhất Kế Phật Mẫu, cũng chính là một, còn chúng sinh là hai, bởi vì chúng sinh còn có phân biệt, có thiện có ác, tất cả mọi thứ đều có hai bên. Giống như thái cực vậy, một bên là trắng một bên là đen, chính là hai bên như vậy. Đến Nhất Kế Phật Mẫu thì chỉ còn lại một, không có hai. Vì thế Nhất Kế Phật Mẫu là trí huệ mẫu tối cao.
Lư Sư Tôn nói, sức mạnh công đức của pháp Nhất Kế Phật Mẫu chủ yếu là hàng phục, và công đức hàng phục rất lớn, chỉ cần “trả lại sự thanh tịnh cho ta” thì đã chính là phúc báo lớn nhất rồi. “Trả lại sự thanh tịnh cho ta” chính là tiêu tai lớn nhất, kính ái lớn nhất và hàng phục lớn nhất. Chỉ cần bạn hàng phục được mọi chướng ngại của bản thân, trả lại sự thanh tịnh cho mình thì phúc phần, trí huệ sẽ gia tăng. Bởi vì tất cả mọi thứ của bạn đều thanh tịnh viên mãn thì cũng chính là kính ái. Tất cả thanh tịnh rồi thì kẻ thù của bạn cũng sẽ rút lui, nếu bạn tu chính là pháp hàng phục thì bất kì ma nào cũng sẽ rút lui.
Trong khai thị của Liên Sinh Pháp Vương ngày xưa từng ca ngợi: “Nhất Kế Phật Mẫu chính là trí huệ của Như Lai, là trí huệ đại viên mãn. Bản thân Ngài chính là hóa thân của Bản Sơ Phật - A Đạt Nhĩ Mã Phật, vì thế, Ngài là Phật Mẫu lớn nhất.” Trí huệ đại viên mãn chỉ có một, chữ “nhất” đại diện cho “vô sinh”, chỉ cần vẫn còn một chút “có” thì không phải là đại viên mãn.
Nhất Kế Phật Mẫu là vị Hộ pháp số một của phải Nyingma. Pháp tướng của Ngài đặc thù, có một búi tóc, một mắt, một răng, một vú. Ý nghĩa của chúng như sau:
Một búi tóc đại diện cho A Đạt Nhĩ Mã Phật.
Một con mắt đại diện cho một trí huệ, viên mãn toàn bộ trí huệ của Ngũ Phật, chỉ còn lại một trí huệ, đó là trí huệ đại viên mãn.
Một chiếc răng tức là dùng một chiếc răng của Ngài để tiêu trừ tất cả ngũ độc tham - sân - si - nghi - mạn và tất cả nghiệp chướng không tốt.
Một bầu vú đại diện cho việc nuôi dưỡng chúng sinh, bốn loại sự nghiệp tức - tăng - hoài - tru đều có hết, toàn bộ đều đầy ắp, cũng tức là sự nghiệp độ chúng sinh đều ở bên trong bầu vú, tất cả chúng sinh đều có thể ăn no nê.
Pháp Vương chỉ ra rằng, khi tu trì pháp niệm tụng của Bổn tôn, không nhất định đều phải làm quán tưởng biến hóa tam đoạn pháp sinh, bởi vì nếu Bổn tôn mà ta tu trì đặc biệt sinh ra từ một Bổn tôn khác, ví dụ như Nhất Kế Phật Mẫu, thì có thể trực tiếp quán tưởng trong tâm của A Đạt Nhĩ Mã Phật có chủng tử chữ “Rang”, chữ “Rang” chuyển hóa thành Nhất Kế Phật Mẫu.
Chú ý: Chưa nhận quán đảnh, xin đừng tu pháp!
Nguồn: True Buddha School
Nguồn biên dịch: chanphat.org